Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không?
- Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại doanh nghiệp không?
- Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp không?
- Khi nào thì người lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian dừng đóng là bao lâu?
Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại doanh nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:
Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
...
Theo đó, mức thu nhập hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa cũng tăng theo.
Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động không? (Hình từ Internet)
Khi tăng lương cơ sở có ảnh hưởng đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 948/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ là tiền lương do người sử dụng lao động quyết định nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Tuy nhiên, nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bằng 20 tháng lương cơ sở. Trong trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động sẽ thay đổi.
Ngoài ra, nếu tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động làm việc tại doanh nghiệp tăng do có sự thay đổi của lương cơ sở (do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận sử dụng mức lương cơ sở làm căn cứ tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ có sự thay đổi.
Trường hợp người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng khi lương cơ sở tăng.
Khi nào thì người lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian dừng đóng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
...
3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, người lao động sẽ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất khi:
- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Ngoài ra, thời hạn tạm dừng đóng: Tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?