Những mặt hàng nào không áp dụng định giá theo Luật Giá?
Những hàng hóa dịch vụ nào không áp dụng định giá theo Luật Giá?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Giá 2023 quy định về áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan như sau:
Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan
...
4. Việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan như sau:
a) Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
c) Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực;
d) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
e) Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo đó, không phải tất cả các mặt hàng đều sẽ áp dụng định giá theo Luật Giá 2023 mà có một số mặt hàng sẽ áp dụng định giá theo quy định pháp luật về riêng mặt hàng đó.
Cụ thể 06 mặt hàng không áp dụng định giá theo Luật Giá 2023 gồm:
[1] Giá đất
[2] Giá nhà ở
[3] Giá điện
[4] Giá dịch vụ khám chữa bệnh
[5] Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
[6] Tiền bản quyền, tiền đền bù theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ
Những mặt hàng nào không áp dụng định giá theo Luật Giá? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Giá 2023 quy định về phương pháp định giá như sau:
Phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng.
Theo đó, thẩm quyền ban hành phương pháp định giá hàng hóa sẽ được quy định như sau:
[1] Đối với hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá: thẩm quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính
[2] Đối với hàng hóa dịch vụ không định giá theo Luật Giá 2023: các Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành , lĩnh vực phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa dịch vụ không định giá theo Luật Giá 2023.
Những hàng hóa dịch vụ nào người bán có thể hạ giá mà không vi phạm pháp luật về chống bán phá giá?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Luật Giá 2023 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể. Được xem xét áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Luật này.
3. Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá.
4. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu và phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
...
Theo đó, có những hàng hóa dịch vụ người bán có thể hạ giá mà không vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về chống bán phá giá như sau:
- Hàng tươi sống;
- Hàng hóa tồn kho;
- Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
- Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại;
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
- Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các dấu hiệu được xem là rủi ro về hóa đơn và kê khai thuế?
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?