Hồ sơ yêu cầu sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ bao gồm những tài liệu gì?
Văn bằng bảo hộ về sở hữu công nghiệp có được cấp dưới dạng điện tử không?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định về sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ, thay đổi thông tin trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp như sau:
Sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ, thay đổi thông tin trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo mẫu được quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng bản điện tử và bản giấy (trong trường hợp người nộp đơn đề nghị cấp bản giấy). Chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận các thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
...
Như vậy, văn bằng bảo hộ được cấp dưới 02 dạng:
- Bản điện tử;
- Bản giấy nếu người nộp đơn đề nghị cấp bản giấy.
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ bao gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ bao gồm những tài liệu gì?
Tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định tùy theo nội dung cần sửa đổi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ bao gồm 01 bộ tài liệu:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP tại đây, trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi.
Một tờ khai yêu cầu sửa đổi có thể yêu cầu sửa đổi nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng nội dung sửa đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy;
- Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ;
Các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ;
- Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi chủ văn bằng bảo hộ như:
+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu;
+ Chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác.
- Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
- 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp);
02 bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chỉ dẫn địa lý);
02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu giảm bớt một hoặc một số hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) nhưng không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu);
- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ phải nộp trước bao nhiêu ngày?
Tại Điều 30 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như sau:
Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
1. Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II của Nghị định này;
b) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
2. Yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và phí thẩm định yêu cầu duy trì hiệu lực, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố phải được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp muộn nhất là 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Yêu cầu này có thể được nộp sau thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
...
Như vậy, yêu cầu duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích phải được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp muộn nhất là 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Tuy nhiên vẫn có thể được nộp sau thời hạn trên, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước.
Lưu ý: Chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn nếu nộp sau thời hạn quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?