Nghị quyết liên tịch có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Nghị quyết liên tịch có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...
Theo đó, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ là văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết liên tịch có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Mục đích ban hành nghị quyết liên tịch là gì?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, nghị quyết liên tịch được ban hành nhằm để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hồ sơ gửi thẩm định nghị quyết liên tịch gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch như sau:
Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch
...
3. Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị quyết liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này.
4. Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ; Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 58 của Luật này. Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm tra theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này.
...
Đồng thời tại khoản 2 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm a, b khoản 10 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình như sau:
Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
...
Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
b1) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo;
c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
đ1) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;
e) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
...
Theo đó, hồ sơ gửi thẩm định nghị quyết liên tịch gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ trình về dự án, dự thảo (văn bản giấy);
- Dự thảo văn bản (văn bản giấy);
- Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo (có thể gửi bản điện tử);
- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản (nếu có), (có thể gửi bản điện tử);
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo (nếu có), (có thể gửi bản điện tử);
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý (có thể gửi bản điện tử);
- Bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ (có thể gửi bản điện tử);
- Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết (có thể gửi bản điện tử);
- Tài liệu khác (nếu có) (có thể gửi bản điện tử).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?