Không sử dụng bệnh án giấy và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử kể từ năm 2024?
Không sử dụng bệnh án giấy và triển khai bệnh án điện tử kể từ năm 2024?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về lộ tình thực hiện như sau:
Lộ trình thực hiện
1. Giai đoạn từ năm 2019 - 2023
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Thông tư này.
b) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
2. Giai đoạn từ năm 2024 - 2028
a) Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
b) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Bộ ngành khác chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử thì phải có văn bản báo cáo Bộ Y tế; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa triển khai được hồ sơ bệnh án điện tử phải có văn bản báo cáo Sở Y tế. Văn bản báo cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nêu rõ lý do, lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.
Ngoài ra căn cứ theo hướng dẫn của Công văn 5295/BYT-K2ĐT năm 2023 có hướng dẫn như sau:
7. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử; triển khai y tế từ xa theo quy định tại Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ Y tế quy định hoạt động y tế từ xa; triển khai đơn thuốc điện tử theo quy định tại Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử và Thông tư số 04/2022/TT-BYT ngày 12/7/2022 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo lộ trình thực hiện, tại giai đoạn từ năm 2019 - 2023, Bộ Y tế quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng 1 trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử.
Theo đó, từ năm 2024 - 2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc triển khai hồ sơ bệnh án điện và không sử dụng bệnh án giấy theo Thông tư 46/2018/TT-BYT.
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, các cơ sở khám chữa bệnh triển khai các nội dung chính như sau:
- Triển khai y tế từ xa theo quy định tại Thông tư 49/2017/TT-BYT.
- Triển khai đơn thuốc điện tử theo quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT.
Không sử dụng bệnh án giấy và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử kể từ năm 2024? (Hình từ Internet)
Hồ sơ bệnh án điện tử phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ bệnh án điện tử phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
Thứ nhất: Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai: Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ ba: Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy.
Thứ tư: Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.
Thứ năm: Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương 2 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
Hồ sơ bệnh án điện tử được phép khai thác sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT, hồ sơ bệnh án điện tử được phép khai thác sử dụng theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh trong các trường hợp dưới đây:
- Được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật: Đối với sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám chữa bệnh.
- Được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền đối với:
+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm.
+ Tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư.
- Được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án giấy khi có yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử có các trường thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?