Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì xử lý như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Khoản dự phòng rủi ro là gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
2. Khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
....

Như vậy, khoản dự phòng rủi ro là tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm để bù đắp tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì xử lý như thế nào?

Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng hết trong năm thì xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 39/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2018/TT-NHNN quy định về nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro như sau:

Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.
2. Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
3. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã trừ đi giá trị thu hồi của tài sản và các khoản bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có).
4. Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
5. Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
6. Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

Các khoản tổn thất nào được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý?

Căn cứ quy định Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-NHNN quy định về các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý như sau:

Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý
Sau khi đã sử dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu được, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với phần còn lại của các khoản tổn thất sau khi đã được bù đắp từ tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, tổ chức bảo hiểm và xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) phát sinh từ các khoản mục sau:
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài
Tổn thất về tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.
2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế
Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị tổn thất do những nguyên nhân khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán đó thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
3. Hoạt động cho vay
a) Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm: các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã quá thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 năm chưa được hoàn trả hoặc chưa có biện pháp xử lý.
5. Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả
Các khoản phải thu có khả năng tổn thất, không thu hồi được trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước mà có bằng chứng xác định đối tượng phải thu là tổ chức đã giải thể (đối với khoản nợ cũ phát sinh trước thời điểm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 có hiệu lực thi hành), phá sản; đối tượng phải thu là cá nhân đã chết; khoản nợ đã yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng phải thu mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú. Việc xác định cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, chết thực hiện theo quy định tại Điều 64, Điều 68, Điều 71 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
6. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán, ngân quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:
a) Các khoản tổn thất trong khi thực hiện hoạt động thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ...;
b) Các khoản tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ như:
- Tổn thất trong quá trình vận chuyển trên đường có xảy ra sự cố do nguyên nhân bất khả kháng bao gồm bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố;
- Tổn thất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại nơi giao dịch và kho tiền do bị phá hoại, bị cướp, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, khủng bố;
c) Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước như tổn thất trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.

Như vậy, các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý như sau:

- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài

- Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế

- Hoạt động cho vay

- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước

- Các khoản phải thu tổ chức, cá nhân có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả

- Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán, ngân quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước

Trân trọng!

Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động ATM 6 tháng đầu năm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo cáo định kỳ NHNN đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-01a/NS mẫu giấy báo có của Ngân hàng Nhà nước mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hủy mã ngân hàng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền Việt Nam bị co lại do tiếp xúc nhiệt độ cao có được đổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc quản lý seri tiền mới in trong quá trình giao nhận từ 14/05/2024 thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra ngân hàng là gì? Các đối tượng thanh tra ngân hàng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa danh nào được in trên đồng tiền Việt Nam? Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền ở những địa điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng Nhà nước
Đinh Khắc Vỹ
753 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào