Điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu áp dụng trong trường hợp nào?
Điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Các trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
c) Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
d) Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
đ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ.
- Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp.
- Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động.
- Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động.
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp.
Điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu áp dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về thẩm quyền thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Thẩm quyền thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp
1. Đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp do:
a) Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp vượt quá khả năng điều tra của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, đối với người có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp bao gồm sau đây:
- Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ, ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế. Thủ trưởng cơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT.
- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 14 Thông tư 28/2016/TT-BYT hoặc trường hợp vượt quá khả năng điều tra của Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp.
Thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 28/2016/TT-BYT gồm:
- 01 đại diện Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Lãnh đạo y tế Bộ, ngành làm trưởng đoàn.
- 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký.
- 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang điều tra.
- 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- 01 đại diện Liên đoàn lao động tỉnh.
- 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bộ, ngành.
- Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?