Đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đi làm sớm sau sinh có được hưởng trợ cấp dưỡng sức?

Cho tôi hỏi, đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đi làm sớm sau sinh có được hưởng trợ cấp dưỡng sức? Nhờ anh chị giải đáp.

Đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
....

Như vậy, theo quy định hiện hành thì lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh thì cả người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

Đi làm sớm sau sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đi làm sớm sau sinh có được hưởng trợ cấp dưỡng sức? (Hình từ Internet)

Đi làm sớm sau sinh có được hưởng trợ cấp dưỡng sức?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
....

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ thai sản như sau:

Nghỉ thai sản
....
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...

Như vậy, trước khi trở lại làm việc thì người lao động phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Việc hưởng trợ cấp dưỡng sức chỉ áp dụng đối với người lao động đi làm trở lại trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.

Do đó khi đã có giấy chứng nhận sức khoẻ tức là người lao động đã hồi phục sức khoẻ. Chính vì vậy, người lao động đi làm sớm sau sinh có thể sẽ không được hưởng trợ cấp dưỡng sức.

Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ thai sản như sau:

Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như sau:

- Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trân trọng!

Chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để chồng được hưởng chế độ thai sản năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 01/7/2024 có tăng không? Tăng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hưởng chế độ thai sản khi mang thai trước thời gian ký hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thai sản có thể nộp trực tuyến không? Từ ngày nộp hồ sơ thai sản trong bao lâu thì được nhận tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm sớm sau thai sản thì hưởng những chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho lao động nữ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho giáo viên mới nhất 2024 và cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Đinh Khắc Vỹ
815 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào