Mức hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
- Để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thì người bị tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tiến hành như thế nào?
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc thì sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa không quá 50% mức học phí và tối đa không quá 15 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lưu ý: Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp thì người bị tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau khi trở lại làm việc thì người bị tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 14 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 88/2020/NĐ-CP tại đây.
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tiến hành như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tiến hành như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định và đồng thời gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động.
Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?