Tổ chức hành nghề công chứng chuyển nhượng thì di chúc lưu giữ tại đây sẽ xử lý như thế nào?
Tổ chức hành nghề công chứng chuyển nhượng thì di chúc lưu giữ tại đây sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 60 Luật Công chứng 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:
Nhận lưu giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng chuyển nhượng thì di chúc lưu giữ tại đây sẽ xử lý như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng sẽ thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển di chúc cho tổ chức công chứng khác lưu giữ.
Lưu ý: Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
Tổ chức hành nghề công chứng chuyển nhượng thì di chúc lưu giữ tại đây sẽ xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc mới nhất?
Dưới đây là mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc mới nhất.
Tải về mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc mới nhất.
Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức công chứng khác lưu giữ di chúc bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng;
c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký;
d) Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với người lập di chúc trước khi tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể;
đ) Không đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;
e) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
g) Không niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng;
h) Không thông báo để xóa đăng ký hành nghề đối với công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức mình;
i) Không lưu trữ hồ sơ công chứng;
k) Làm mất di chúc đã nhận lưu giữ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;
l) Làm mất hồ sơ công chứng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;
m) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng, người môi giới.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2, các điểm a, c và đ khoản 4, khoản 6 Điều này;
c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, hành vi không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức công chứng khác lưu giữ di chúc có thể bị xử phạt vi phạm hành chí là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?