Công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc bị xử phạt như thế nào?
- Công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc bị xử phạt như thế nào?
- Trách nhiệm của công chứng viên trong việc niêm phong di chúc được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cá nhân là công chứng viên có hành vi không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc không?
Công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc; công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc; công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc hoặc không ghi giấy nhận lưu giữ hoặc không giao giấy nhận lưu giữ cho người lập di chúc khi nhận lưu giữ di chúc;
b) Không ghi rõ trong văn bản công chứng việc người yêu cầu công chứng không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định do người lập di chúc bị đe dọa tính mạng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo di chúc mà có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp;
b) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng di sản thừa kế là tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Như vậy, công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của công chứng viên trong việc niêm phong di chúc được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 60 Luật Công chứng 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:
Nhận lưu giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, trong khi nhận lưu giữ di chúc thì công chứng viên có trách nhiệm phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc và ghi giấy nhận lưu giữ di chúc để bàn giao cho người lập di chúc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cá nhân là công chứng viên có hành vi không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
....
Như vậy, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi của cá nhân công chứng viên không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc là 3.000.000 đồng, do đó Chủ tịch UBND xã là có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này của công chứng viên nếu phát hiện vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?