Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?

Cho tôi hỏi Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào? Câu hỏi từ chị Chi (Khánh Hòa)

Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của sĩ quan quân đội:

Các chế độ nghỉ của sĩ quan
1. Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:
a) Nghỉ phép hằng năm;
b) Nghỉ phép đặc biệt;
c) Nghỉ ngày lễ, tết;
d) Nghỉ an điều dưỡng;
đ) Nghỉ hằng tuần;
e) Nghỉ chuẩn bị hưu.
2. Trong thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21/02/2012 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2012/TT-BQP).

Như vậy, sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:

- Nghỉ phép hằng năm;

- Nghỉ phép đặc biệt;

- Nghỉ ngày lễ, tết;

- Nghỉ an điều dưỡng;

- Nghỉ hằng tuần;

- Nghỉ chuẩn bị hưu.

Trong thời gian nghỉ theo quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép.

Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?

Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào? (Hình từ Internet)

Các chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ được quy định như thế nào?

Chế độ nghỉ phép hằng năm quy định tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

- Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:

+ Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

+ Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;

+ Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

- Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

+ 10 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.

+ 05 ngày đối với các trường hợp: Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

- Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước.

- Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định.

- Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm.

- Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị.

- Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.

Chế độ nghỉ phép đặc biệt quy định tại Điều 5 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

- Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:

+ Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

+ Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

Nghỉ ngày lễ, tết quy định tại Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

- Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

- Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Chế độ nghỉ an điều dưỡng quy định tại Điều 7 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

Sĩ quan được nghỉ an điều dưỡng theo quy định.

Nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

- Hằng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật.

- Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP:

- Sĩ quan có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:

+ Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;

+ Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.

- Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệnh tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành.

- Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.

- Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.

Đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân khi nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ trong Quân đội trong các trường hợp sau:

- Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định phải về ngay đơn vị.

- Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan.

- Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

Trân trọng!

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi mới ra đời Quân đội Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Binh nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mặc Tiểu lễ phục mùa đông trong Quân đội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
753 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào