Áp dụng đơn giá, định mức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Hướng dẫn áp dụng phương pháp xác định chi phí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin?
Ngày 22 tháng 10 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn 5253/BTTTT-CĐSQG năm 2022 hướng dẫn về việc áp dụng đơn giá, định mức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Về việc hướng dẫn áp dụng đơn giá, định mức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thì Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến như sau:
Công văn 2589/BTTTT-ƯDCNTT năm 2011 hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ và Quyết định 1595/QĐ-BTTTT năm 2011 chưa bị bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản mới, do đó vẫn đang có hiệu lực áp dụng.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 73/2019/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thì chi phí phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo một trong 05 phương pháp gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tính chi phí
- Báo giá thị trường
- Kết hợp các phương pháp.
Vì vậy, ngoài phương pháp tính chi phí theo hướng dẫn tại Công văn 2589/BTTTT-ƯDCNTT năm 2011, cơ quan, đơn vị được phép lựa chọn các phương pháp khác để xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ.
Áp dụng đơn giá, định mức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn áp dụng đơn giá, định mức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin?
Theo Mục 2 Công văn 5253/BTTTT-CĐSQG năm 2022 hướng dẫn về chi phí chung như sau:
Theo Tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ ban hành kèm theo Công văn 2589/BTTTT-UDCNTT năm 2011 như sau:
Chi phí chung: bao gồm chi phí liên quan đến tiền lương của của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức phát triển, nâng cấp phần mềm và các chi phí khác có liên quan. Chi phí chung được tính bằng 65% của giá trị phần mềm
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định về dự đoán chi tiết như sau:
Dự toán chi tiết
1. Cơ sở lập dự toán chi tiết
...
b) Các văn bản quy định về định mức, đơn giá, mức chi:
- Các định mức, đơn giá, mức chi trong từng thời kỳ theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các định mức, đơn giá do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ quản lý chuyên ngành và địa phương ban hành theo quy định của Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
- Đối với các nội dung chi chưa có định mức, đơn giá: Đơn vị lập dự toán căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, tình hình thực tế để thuyết minh, xây dựng định mức, đơn giá hoặc tham khảo giá thị trường, thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá theo quy định hoặc quyết định áp dụng các định mức, đơn giá tương tự của các dự án, nhiệm vụ khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 12 tháng (tính từ thời điểm dự án, nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến thời điểm đơn vị sử dụng ngân sách trình người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này) để xây dựng đề cương và dự toán chi tiết và phải có thuyết minh rõ căn cứ tính toán.
Bản thuyết minh căn cứ tính toán định mức, diễn giải chi tiết đơn giá theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTTTT là bảng thuyết minh diễn giải chi tiết định mức, đơn giá được áp dụng đối với các nội dung chi chưa có quy định định mức, đơn giá mà đơn vị phải tự xác định định mức, đơn giá.
Như vậy, chi phí chung đã có hướng dẫn cách xác định, mức tính (tỷ lệ 65% như nêu trên) nên không thuộc phạm vi nội dung chi chưa có định mức, đơn giá theo quy định phải thuyết minh diễn giải chi tiết.
Ai có quyền thẩm định dự toán chi tiết trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định thẩm định dự toán chi tiết trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như sau:
- Người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối thẩm định (gọi chung là đơn vị đầu mối thẩm định);
- Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại địa phương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của người có thẩm quyền tại các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết;
- Trường hợp đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này thành lập hội đồng thẩm định hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết có thể giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc thẩm định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?