Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào?

Cho hỏi: Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào? Câu hỏi của anh Tính (Cần Thơ)

Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ như sau:

Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
...

Như vậy, đối với hành vi không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào?

Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được phân loại như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về việc hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được phân loại như sau

- Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ được phân thành các nhóm sau đây:

Nhóm 1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

Nhóm 3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Tải về đầy đủ danh mục hàng hóa nguy hiểm:

Tại đây!

Muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì xin cấp giấy phép tại cơ quan nào?

Đầu tiên, tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP đã phân tích ở mục 2 thì hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được phân thành loại 1.

Dẫn chiếu đến Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cụ thể như sau:

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
...

Như vậy, đối với việc muốn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì phải đến Bộ Công an xin cấp giấy phép để được vận chuyển theo quy định của pháp luật bao gồm một số loại sau đây:

- Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

- Loại 2: Chất khí dễ cháy, khí độc hại, khí không dễ cháy không độc hại.

- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

- Loại 4: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Chất có khả năng tự bốc cháy; Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Còn lại đối với những trường hợp bao gồm loại 5, loại 8 sẽ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép để được vận chuyển.

Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các hóa chất bảo vệ thực vật thì Bộ Công an không có thẩm quyền cấp giấy phép mà sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC tại cơ sở theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy trang bị cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp bị tạm đình chỉ do không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ trộn lẫn, độ pH các chất phụ gia như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng điện thoại trong cửa hàng xăng dầu được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hà Nội: Ngừng cấp điện nước nếu không đảm bảo PCCC từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 24/8/2024, khu dân cư phải được tổ chức thực tập PCCC ít nhất 1 lần/năm?
Chủ nhà trọ khóa chặn cửa thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Trần Cao Kỵ
954 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn phòng cháy chữa cháy mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào