Công dân Việt Nam làm lính đánh thuê cho tổ chức nước ngoài có bị tước quốc tịch?
Lính đánh thuê là ai?
Căn cứ Điều 1 Công ước quốc tế Chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 quy định mục đích của Công ước:
Với mục đích của Công ước này,
1. Một lính đánh thuê là bất kỳ người nào:
a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;
b. Được đặt động cơ để tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, bồi thường vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh của cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;
c. Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lãnh thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;
d. Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột; và
e. Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột thực hiện chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của nó.
2. Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào, trong bất kỳ tình huống nào khác mà:
a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm:
i. lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia; hoặc
ii. phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia;
b. Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;
c. Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;
d. Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ; và
e. Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.
...
Như vậy, lính đánh thuê được quy định như sau:
- Lính đánh thuê là bất kì người nào:
+ Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;
+ Được đặt động cơ để tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, bồi thường vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh của cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;
+ Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lãnh thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;
+ Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột;
+ Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột thực hiện chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của nó.
- Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào, trong bất kỳ tình huống nào khác mà:
+ Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm: lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia hoặc phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.
+ Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;
+ Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;
+ Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ
+ Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.
Công dân Việt Nam làm lính đánh thuê cho tổ chức nước ngoài có bị tước quốc tịch? (Hình từ Internet)
Hành vi tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 424 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê:
Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê
Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, người nào có hành vi tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Công dân Việt Nam làm lính đánh thuê cho tổ chức nước ngoài có bị tước quốc tịch?
Căn cứ Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định căn cứ tước quốc tịch Việt Nam:
Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 425 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm lính đánh thuê:
Tội làm lính đánh thuê
Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Theo đó, công dân Việt Nam làm lính đánh thuê cho một tổ chức nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân Việt Nam làm lính đánh thuê cho một tổ chức nước ngoài nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?