Giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bị xem là vô hiệu?
- Giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bị xem là vô hiệu?
- Người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản bị xử phạt như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của người lao động tẩu tán tài sản của hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản là bao lâu?
Giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bị xem là vô hiệu?
Căn cứ quy định Điều 59 Luật Phá Sản 2014 quy định về giao dịch bị coi là vô hiệu như sau:
Giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
....
Như vậy, nếu phát hiện người nào người nào có hành vi thực hiện giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của hợp tác xã hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu.
Giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của hợp tác xã phá sản có bị xem là vô hiệu? (Hình từ Internet)
Người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 75 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản
.....
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Bên cạnh đó còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của người lao động tẩu tán tài sản của hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?