Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào? Câu hỏi từ chị Vy (Hải Dương)

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp được hiểu là giấy tờ,chứng từ được dùng để chứng minh cho việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là một giấy tờ ghi lại thời gian, hoạt động giao dịch của người bán và người mua.

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào?

Hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Công văn 11797/BTC-TCT năm 2014 hướng dẫn hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp ngừng kinh doanh thì bị xử lý như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng

- Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.

- Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng

- Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ.

- Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung:

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

- Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng;

- Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách tra cứu doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh như thế nào?

Dưới đây là 02 cách kiểm tra doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh như sau:

Cách 1: Tra cứu qua website Hệ thống tra cứu hóa đơn của Cục Thuế nhà nước

Bước 1: Truy cập vào trang web https://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/hgtsdtc.html

Bước 2: Chọn Thông báo ẩn chỉ hết giá trị sử dụng, sau đó chọn Hóa đơn, chọn Tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Nhập tất cả thông tin, sau đó nhấn Tìm kiếm.

Cách 2: Tra cứu qua website của Tổng cục thuế - Bộ Tài chính

Bước 1: Truy cập vào trang web https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Tại ô Thông tin về người nộp thuế, nhập tất cả thông tin

Bước 3: Nhấn Tra cứu

Cách 3: Tra cứu tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng kí doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Bước 2: Nhập thông tin doanh nghiệp

Bước 3: Thông tin doanh nghiệp cần tra cứu.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Phan Vũ Hiền Mai
1,511 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào