Lương cơ sở tăng, mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi có tăng không?
- Người cao tuổi thuộc diện nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
- Lương cơ sở tăng, mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi có tăng không?
- Trường hợp nào người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng?
- Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiến hành như thế nào?
Người cao tuổi thuộc diện nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
(1) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
(2) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
(3) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại mục (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
(4) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Lương cơ sở tăng, mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi có tăng không? (Hình từ Internet)
Lương cơ sở tăng, mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi có tăng không?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
Như vậy, người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ có mức hưởng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng. Do đó mức lương cơ sở tăng thì không làm thay đổi mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Trường hợp nào người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng?
Tại Điều 18 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định chính sách bảo trợ xã hội như sau:
Chính sách bảo trợ xã hội
1. Người cao tuổi quy định tại Điều 17 của Luật này được hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Được hưởng bảo hiểm y tế;
d) Cấp thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng trong trường hợp người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiến hành như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiến hành như sau:
Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?