Hiện nay lịch làm việc của bưu điện quy định như thế nào, có làm việc hai ngày cuối tuần không?
Nhân viên bưu điện có phải là đối tượng áo dụng của Bộ luật lao động 2019 không?
Ngày 01/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt đề án thành lập tổng công ty bưu chính Việt Nam.
Theo Điều 1 Quyết định 674/QĐ-TTg năm 2007 thì Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là tổng công ty nhà nước, do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Theo đó, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được thành lập và hoạt động như một doanh nghiệp. Do đó, nhân viên tại các bưu điện là người lao động được tuyển dụng, hưởng lương và làm việc cho doanh nghiệp nên vẫn sẽ tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Hiện nay lịch làm việc của bưu điện quy định như thế nào, có làm việc hai ngày cuối tuần không?
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, lịch làm việc hằng tuần (thời gian nghỉ hằng tuần) sẽ do người sử dụng lao động quyết định và ghi vào nội quy lao động. Tuy nhiên, nhân viên bưu điện sẽ vẫn được đảm bảo về thời gian nghỉ theo pháp luật lao động.
Theo quy định của Bưu điện Việt Nam (VNPost) các bưu điện thuộc hệ thống sẽ có lịch làm việc từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hằng tuần, nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ Nhật.
Trên thực tế hiện nay, tại một số điểm có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao, lịch làm việc của bưu điện vẫn có thể kéo dài đến hết thứ 7, thậm chí là làm cả ngày Chủ Nhật.
Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh danh chính của Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VNPost) là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ và tổ chức hoạt động của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 539/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định về mục tiêu hoạt động, ngành nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu hoạt động của VNPost:
- Kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước đầu tư cho VNPost;
- Quản lý, khai thác có hiệu quả mạng Bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư và giao cho VNPost;
- Hoàn thành nghĩa vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao đúng đối tượng, giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính;
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Bưu điện Việt Nam.
Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước;
- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập theo quy định của pháp luật;
- Đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông;
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?