Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao nhiêu?
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm của cá nhân là bao nhiêu?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về việc phân loại đất như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
...
Dẫn chiếu đến Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
...
Như vậy, có thể hiểu đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hạn thuê đất trồng cây lâu năm của cá nhân là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai 2013 hướng dẫn về đất sử dụng có thời hạn như sau:
Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
...
Như vậy, Nhà nước quy định thời hạn thuê đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân là không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao nhiêu?
Trên thực tế, phí gia hạn đất trồng cây lâu năm được hiểu là các nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải nộp để gia hạn thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người sử dụng đất sẽ đóng các loại phí, lệ phí khác nhau, một số nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất có thể phải đóng khi thực hiện gia hạn đất trồng cây lâu năm là:
Thứ nhất, tiền thuê đất: Trong trường hợp đã hết thời hạn được Nhà nước cho thuê đất và người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất. Nếu được cơ quan nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất thì người sử dụng đất phải đóng tiền thuê đất (theo khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai 2013)
Căn cứ tính tiền thuê đất sẽ được xác định bởi các yếu tố sau:
- Diện tích đất cho thuê;
- Thời hạn cho thuê đất;
- Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là đơn giá trúng đấu giá;
- Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Thứ hai, Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC có quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó:
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT-BTC có quy định, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Chính vì vậy, mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mức phí khác nhau.
Thứ ba, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC có quy định về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC cũng có quy định, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chính vì vậy, mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mức lệ phí khác nhau.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng trường hợp cụ thể và quy định ở mỗi địa phương mà mức phí gia hạn đất trồng cây lâu năm sẽ khác nhau.
Nội dung bài viết được viết dựa theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Từ ngày 01/01/2025, Luật Đất đai 2024 sẽ thay thế Luật Đất đai 2013
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?