Trình tự thủ tục để nhận trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
- Đối tượng nào được hưởng trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mức hưởng trợ cấp mai táng phí của bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?
- Hồ sơ để nhận trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những gì?
- Trình tự thủ tục để nhận trợ cấp mai táng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trợ cấp mai táng:
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
...
Như vậy, người lo mai táng cho những đối tượng sau được nhận một lần trợ cấp mai táng của bảo hiểm bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động sau đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Trình tự thủ tục để nhận trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp mai táng phí của bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trợ cấp mai táng:
Trợ cấp mai táng
...
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
...
Như vậy, mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người được hương trợ cấp mai táng chết.
Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 đồng/tháng (Quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Vì vậy, mức trợ cấp mai táng là 18.000.000 Đồng.
Hồ sơ để nhận trợ cấp mai táng của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những gì?
Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 được sửa đổi bởi Tiểu mục 3 Mục 1 Công văn 3194/BHXH-CSXH năm 2020 quy định hồ sơ để nhận trợ cấp mai táng bao gồm:
- Trường hợp thân nhân của người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Tờ khai của thân nhân
+ Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
+ Trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.
+ Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
+ Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.
- Đối với thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hồ sơ gồm có:
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Tờ khai của thân nhân
+ Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
+ Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Trình tự thủ tục để nhận trợ cấp mai táng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định giải quyết hưởng chế độ tử tuất:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động.
- Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ trong thời hạn tối đa 08 ngày làm việc.
- Thân nhân của người lao động nhận tiền trợ cấp tuất qua một trong các hình thức:
+ Trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Thông qua tài khoản ngân hàng của thân nhân người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?