Doanh nghiệp xã hội không gửi cam kết đúng thời hạn khi thay đổi thực hiện mục tiêu xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp xã hội không gửi cam kết đúng thời hạn khi thay đổi thực hiện mục tiêu xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội cụ thể như sau:
Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
b) Sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động;
c) Không gửi cam kết, thông báo hoặc gửi cam kết, thông báo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có sự thay đổi nội dung, chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
d) Không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc gửi cam kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong trường hợp không gửi cam kết, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp xã hội không gửi cam kết đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi thay đổi thực hiện mục tiêu xã hội sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải buộc gửi cam kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức. (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Doanh nghiệp xã hội không gửi cam kết đúng thời hạn khi thay đổi thực hiện mục tiêu xã hội bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc chuẩn bị hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội như sau:
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội thực hiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
- Kèm theo hồ sơ phải có cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
+ Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
+ Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
+ Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xã hội có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền chung của doanh nghiệp và khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp xã hội bao gồm sau đây:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh.
- Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần những điều kiện gì?
- Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?