Bán hàng hóa dưới giá vốn có được không?
Bán hàng hóa dưới giá vốn có được không?
Tại Điều 11 Luật Giá 2012 có quy định quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
1. Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
2. Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
3. Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
4. Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
5. Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể bán hàng hóa dưới giá vốn mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu đối với các trường hợp sau:
- Hàng tươi sống;
- Hàng hóa tồn kho;
- Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
- Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
- Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
Lưu ý: Việc hạ giá phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá.
Bán hàng hóa dưới giá vốn có được không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ niêm yết giá như thế nào?
Tại Điều 12 Luật Giá 2012 có quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
...
5. Niêm yết giá:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định của Luật này.
7. Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
8. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ niêm yết giá như sau:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá: niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
Hành vi nào của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bị cấm trong lĩnh vực giá?
Tại khoản 2 Điều 10 Luật Giá 2012 có quy định trong lĩnh vực giá tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được phép thực hiện hành vi sau:
- Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
- Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
- Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
- Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
Lưu ý: Luật Giá 2012 có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.