Việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào?
Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý ni phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung, không có tài liệu kèm theo theo quy định;
b) Không cập nhật hoặc cập nhật thông tin không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn quy định lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
c) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cập nhật thông tin hoặc cập nhật bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với việc không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung, không có tài liệu đính kèm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng vụ việc.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài. (Tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh. (1)
+ Có tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. (2)
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. (3)
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp (1), (2), (3) thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Lưu ý: Hợp đồng BCC có tên gọi khác là hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Chính sách hoạt động đầu tư về đầu tư kinh doanh quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định về chính sách hoạt động đầu tư về đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật Đầu tư 2020 không cấm.
- Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
- Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
- Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?