Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt như sau:
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
+ Cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
+ Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
+ Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
+ Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
+ Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
+ Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
+ Cơ bản tàu hoạt động ở vùng cực;
+ Nâng cao tàu hoạt động ở vùng cực;
+ Tàu cao tốc.
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023? (Hình từ Internet)
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt từ ngày 01/9/2023 như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản: tàu dầu và tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
b) Nâng cao: tàu dầu; tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Theo đó, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt từ ngày 01/9/2023 sẽ có những thay đổi sau so với quy định có đang có hiệu lực thi hành là:
- Về chương trình huấn luyện cơ bản có thêm: Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
- Về chương trình huấn luyện nâng cao có thêm: Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF
- Về chương trình huấn luyện đối với tàu cao tốc và tàu hoạt động ở vùng cực được đưa vào chương trình huấn huyện cơ bản và nâng cao mà không tách riêng thành một chương trình huấn luyện nữa.
- Về giá trị sử dụng của giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt không còn quy định đối với trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm so với giá trị sử dụng thông thường của giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt.
Chứng chỉ chuyên môn số thuyền viên từ ngày 01/9/2023 gồm những loại nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về phân loại chứng chỉ chuyên môn như sau:
Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM.
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
3. Mẫu chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam từ ngày 01/9/2023 gồm có:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ gồm:
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?