Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

Cho tôi hỏi một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Câu hỏi từ anh Nhân (Đồng Tháp)

Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

Căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người được nhận làm con nuôi:

Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, theo quy định, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

Một người có được làm con nuôi của nhiều người không? (Hình từ Internet)

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho người nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định thứ tự ưu tiên chọn gia đình thay thế:

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Theo đó, khi nhận nuôi con nuôi thì thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được quy định như sau:

- Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Lưu ý: Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc nuôi con nuôi?

Tại Điều 49 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định;

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

+ Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

+ Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

+ Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

+ Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.

Trân trọng!

Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nuôi con nuôi
Hỏi đáp Pháp luật
Bố mẹ không đủ điều kiện nuôi con nuôi dưới 18 tuổi thì có chấm dứt việc nuôi con nuôi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023? Người nhận con nuôi trong nước phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận con nuôi có được nhận nuôi cùng lúc 2 đứa trẻ không? Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi thì đăng ký ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện như thế nào năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nuôi con nuôi
Phan Vũ Hiền Mai
527 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nuôi con nuôi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào