Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế?

Cho tôi hỏi để biết được giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế thì tra cứu ở đâu? Câu hỏi từ chị Thoa (Hà Nội)

Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...

Như vậy, các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

+ Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương;

+ Cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;

+ Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;

+ Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo;

+ Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

+ Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng sau thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Thân nhân của các đối tượng đang phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Học sinh, sinh viên.

- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng sau:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

+ Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế?

Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế? (Hình từ Internet)

Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế như sau:

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế?

Dưới đây là 4 cách để tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế:

Cách 1: Tra cứu qua ứng dụng VSSID - BHXH Số của bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Cài đặt ứng dụng trên điện thoại

Bước 2: Đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng.

Bước 3: Đăng nhập ứng dụng và chọn quá trình tham gia để biết thông tin.

Cách 2: Tra cứu qua Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Truy cập trang web

Bước 2: Chọn Tra cứu trực tuyến

Bước 3: Chọn nội dung cần tra cứu

Cách 3: Qua tổng đài hỗ trợ của bảo hiểm xã hội

Người muốn tra cứu gọi tổng tài của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19009068 để được nhân viên hỗ trợ.

Cách 4: Qua biên lai thu tiền đóng Bảo hiểm y tế

Người tham gia có thể theo dõi thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên thông tin ghi rõ thời hạn sử dụng trên biên lai.

Trân trọng!

Bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, mức đóng BHYT của người hoạt động không chuyên trách ở xã là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2024, mức tiền lương tháng tối đa tính đóng bảo hiểm y tế tăng lên 46,8 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
4 thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế ảnh hưởng đến người dân từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng BHYT hộ gia đình làm nông nghiệp sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh, sinh viên sau khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TA được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày BHYT Việt Nam là ngày mấy? Chủ đề truyền thông Ngày BHYT Việt Nam 1/7/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác nhận không đúng mức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 7 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của Ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm y tế
Phan Vũ Hiền Mai
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào