Xử phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản như thế nào?
Có bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định có 02 hình thức xử phạt chính và 04 hình thức xử phạt bổ sung đối với xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
- Với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong 02 hình thức xử phạt chính gồm: phạt cảnh cáo và phạt tiền.
- Dựa vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn,
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn,
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính),
+ Trục xuất
Xử phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại tài sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
.....
Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác cụ thể như:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
.....
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
.....
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
....
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, thông qua các quy định trên, đối với hành vi hủy hoại tài sản, trừ trường hợp gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với cá nhân: bị phạt tiền từ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Đối với tổ chức: bị phạt tiền từ từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Ngoài việc xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi hủy hoại tài sản bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hủy hoại tài sản.
Riêng với người nước ngoài, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi hủy hoại tài sản là trục xuất.
Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi hủy hoại tài sản là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, hành vi hủy hoại tài sản là hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cho nên thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi này là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?
- Đã có thời gian, nội dung thi phục hồi điểm giấy phép lái xe bị trừ hết điểm từ 1/1/2025?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? 27 tháng 11 là thứ mấy? 27/11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được kéo dài thời gian giữ chức vụ khi có tỷ lệ thành viên lãnh đạo đồng ý là bao nhiêu?
- Đề thi kèm đáp án môn sinh học đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội chi tiết, đầy đủ?