Bộ GD& ĐT chính thức ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024?
Bộ GD& ĐT chính thức ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024?
Theo Đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, ngày 28/07/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:
Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 | Nội dung kế hoạch |
Trước ngày 15/01/2024 | Kết thúc học kỳ I |
Trước ngày 25/05/2024 | Hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II |
Trước ngày 31/05/2024 | Kết thúc năm học |
Trước ngày 30/06/2024 | Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở |
Trước ngày 31/07/2024 | Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước |
Theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo | Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia |
Bộ GD& ĐT chính thức ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Các địa phương xây dựng kế hoạch thời gian năm học như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023, các địa phương xây dựng kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhất: Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Đối với giáo dục thưởng xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS vàTHPT).
- Đối với lớp 9 cấp THCS và lớp 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp THCS và lớp 10, lớp 11 cấp THPT có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỷ II có 17 tuần).
Thứ hai: Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Thứ ba: Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Thứ tư: Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phủ hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Thứ năm: Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục 2019, hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, trình độ đào tạo như sau:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT.
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm như sau:
- Quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Chương trình giáo dục phải đảm bảo yếu tố nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục. Theo đó, chương trình giáo dục phải đảm bảo các yếu tố như sau:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học.
- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục.
- Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn.
- Kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo.
- Tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp;
- Đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế, là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông.
- Giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?