Dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024?

Cho tôi hỏi có phải dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024? Mong được giải đáp thắc mắc!

03 nội dung được Chính phủ thống nhất đối với việc xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi)?

Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) như sau:

Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 nội dung chính sách, gồm:

- Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân;

- Quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân;

- Hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Ngoài ra, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với một số yêu cầu sau:

- Thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng chống mua bán người;

- Tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan về phòng chống mua bán người;

- Rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các Bộ luật, Luật liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Nghiên cứu bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.

- Tăng cường phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, bảo đảm phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan; phát huy vai trò phòng chống mua bán người từ cơ sở.

- Bổ sung quy định về công tác phòng ngừa; đa dạng hóa nguồn lực hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hoạt động mua bán người.

Dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024?

Dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024? (Hình từ Internet)

Dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) như sau:

Về Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi):
...
Giao Bộ Công an hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).

Theo đó, dự kiến vào tháng 5/2024 sẽ trình Quốc hội lấy ý kiến và thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024.

Quy định về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người như sau:

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng chống mua bán người.

- Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:

+ Chính sách, pháp luật về phòng chống mua bán người;

+ Thủ đoạn và tác hại của các hành vi bị nghiêm cấm về phòng chống mua bán người;

+ Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;

+ Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

+ Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;

+ Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;

+ Các nội dung khác có liên quan đến phòng chống mua bán người.

- Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

+ Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;

+ Cung cấp tài liệu;

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;

+ Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

+ Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.

Trân trọng!

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán người
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân của nạn mua bán người trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú thuộc về ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng các chế độ hỗ trợ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào tháng 10/2024?
Hỏi đáp pháp luật
Nạn nhân có thể đến đâu để khai báo việc bị mua bán người trong nước?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hỗ trợ y tế khám, chữa bệnh cho nạn nhân mua bán người trong thời gian lưu trú cơ sở hỗ trợ không?
Hỏi đáp pháp luật
Có xem là nạn nhân mua bán người đối với trường hợp trẻ em được chuyển giao để ép đi ăn xin?
Hỏi đáp pháp luật
Mua bán người lấy bộ phận cơ thể truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán người
Chu Tường Vy
671 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào