Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì? Vụ Tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định vị trí và chức năng của Vụ Tổ chức phi chính phủ:
Vị trí và chức năng
Vụ Tổ chức phi chính phủ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ trong nước (sau đây gọi chung là hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ), hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Vụ Tổ chức phi chính phủ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ.
Vụ Tổ chức phi chính phủ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và tổ chức phi chính phủ trong nước, hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật.
Vụ Tổ chức phi chính phủ là gì? Vụ Tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?(Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại Điều 2 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định Vụ Tổ chức phi chính phủ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của các hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ và hoạt động chữ thập đỏ theo phân công của Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Trình Bộ trưởng để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ các hội phạm vi hoạt động toàn quốc có Đảng đoàn do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
- Thẩm định trình Bộ trưởng xem xét, quyết định:
+ Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ và tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường của hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
+ Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ;
+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn;
+ Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập;
+ Mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ;
+ Thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
- Chủ trì thẩm định hoặc phối hợp thẩm định theo quy định của pháp luật các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ) dành cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ dành cho Việt Nam, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.
- Hàng năm tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng viện trợ dành cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và giúp Bộ trưởng kiểm tra, giám sát theo quy định.
- Trình Bộ trưởng cho phép hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo thẩm quyền.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng của Vụ theo phân công của Bộ trưởng.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo dõi, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước và việc tuân thủ pháp luật của các công dân, tổ chức, hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ.
- Phối hợp quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài; tham gia ý kiến cho phép tổ chức phi chính phủ nước ngoài đặt văn phòng đại diện, cấp giấy phép hoạt động và các hoạt động khác tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hội, việc thực hiện điều lệ hội, việc thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ;
- Kiểm tra, giám sát về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết, xử lý các vi phạm pháp luật, các kiến nghị có liên quan đến hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ.
- Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về các lĩnh vực thuộc chức năng của Vụ theo phân công của Bộ trưởng.
- Tổng kết, sơ kết báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ.
- Chủ trì và phối hợp với Trung tâm Thông tin quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ; thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và hoạt động chữ thập đỏ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất Bộ trưởng xem xét khen thưởng theo thẩm quyền cho tổ chức, cá nhân có thành tích nổi bật, xuất sắc trong tổ chức, hoạt động của hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ và hoạt động chữ thập đỏ.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc giải quyết một số vấn đề có liên quan đến biên chế, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, chế độ chính sách đối với các hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ trong nước và cán bộ, công chức, người làm việc tại hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ trong nước theo sự phân công của Bộ trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Tổ chức của Vụ Tổ chức phi chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 917/QĐ-BNV năm 2022 quy định tổ chức của Vụ Tổ chức phi chính phủ như sau:
- Vụ Tổ chức phi chính phủ có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và các công chức.
- Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?