Cán bộ công đoàn không chuyên trách trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì doanh nghiệp phải làm gì?
Cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ công đoàn Việt Nam khoá 12 ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về Cán bộ công đoàn được quy định bao gồm:
- Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
+ Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì doanh nghiệp phải làm gì? (Hình từ Internet)
Cán bộ công đoàn không chuyên trách trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì doanh nghiệp phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Công đoàn 2012 quy định về việc bảo đảm cho cán bộ công đoàn cụ thể như sau:
Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, đối với trường hợp cán bộ công đoàn không chuyên trách trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì doanh nghiệp phải thực hiệp việc giao hạn hợp đồng cho đến khi hết nhiệm kỳ theo quy định của pháp luật.
Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;
b) Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định tại khoản 3 Điều 177 của Bộ luật Lao động trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
...
Như vậy, đối với việc không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Ngoài ra, còn buộc người sử dụng lao động gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động (theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức phạt này đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?