Gói thầu EC là gói thầu gì? Nhà thầu tham dự gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Gói thầu EC là gói thầu gì?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
16. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu thuộc các trường hợp sau: thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
[...]
Theo đó, gói thầu EC là gói thầu hỗn hợp thiết kế và xây lắp.
Gói thầu EC là gói thầu gì? Nhà thầu tham dự gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào? (Hình từ Internet)
Nhà thầu tham dự gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nhà thầu tham dự gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên dưới đây:
- Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED.
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED.
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê.
- Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 44. Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
4. Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Theo đó, hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung dưới đây:
- Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có).
- Bảng dữ liệu đấu thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt.
- Biểu mẫu mời thầu và dự thầu.
- Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu.
- Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng.
- Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn giá bồi thường cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện nay?
- Người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào?
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027?
- Nghị quyết 98/2023/QH15 danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố Hồ Chí Minh gồm gì?
- Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại tỉnh Lạng Sơn từ ngày 06/11/2024?