Hút thuốc trên máy bay bị xử như thế nào?
Hút thuốc trên máy bay bị xử như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm quy định về khai thác tàu bay như sau:
Vi phạm quy định về khai thác tàu bay
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay;
b) Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;
c) Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay;
d) Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động.
a) Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay;
...
Như vậy, hành vi hút thuốc trên máy bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng).
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP).
Hút thuốc trên máy bay bị xử như thế nào? (Hình từ Internet)
Chỉ huy tàu bay có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với hành vi hút thuốc trên máy bay không?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 75 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền của người chỉ huy tàu bay như sau:
Quyền của người chỉ huy tàu bay
...
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội;
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;
e) Sử dụng ma tuý;
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay;
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác.
Như vậy, nếu phát hiện trường hợp có người hút thuốc trên máy bay thì người chỉ huy tàu bay có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người vi phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hút thuốc trên máy là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, hành vi hút thuốc trên máy máy có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?