Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 54 Luật Giá 2023 (Hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
c) Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
Như vậy, các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm có:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 03 tháng liên tục;
- Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
- Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 53 Luật Giá 2023 (Hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
a) Cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này;
b) Tham gia hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
d) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền sau đây:
- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này;
- Tham gia hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;
- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 53 Luật Giá 2023 (Hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này;
- Thực hiện thẩm định giá theo đúng hợp đồng thẩm định giá và lĩnh vực chuyên môn được phép thực hiện;
- Bố trí thẩm định viên về giá, người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
- Tạo điều kiện để thẩm định viên về giá thực hiện hoạt động thẩm định giá độc lập, khách quan;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá để phát hành và cung cấp chứng thư thẩm định giá cho khách hàng thẩm định giá;
- Bảo đảm chứng thư thẩm định giá phát hành tuân thủ các quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam, trừ trường hợp khách hàng thẩm định giá cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá;
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá hoặc trong trường hợp hoạt động thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Quản lý, giám sát hoạt động của thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp;
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?