Danh sách đô thị loại 4 hiện tại của nước ta? Tiêu chuẩn đô thị loại 4 là gì?

Cho tôi hỏi nước ta có bao nhiêu đô thị loại 4? Tiêu chuẩn đô thị loại 4 là gì? Câu hỏi từ chị Phụng (Hà Tĩnh)

Phân loại đô thị nhằm mục đích nào? Nguyên tắc phân loại đô thị là gì?

Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 quy định về mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị.

Mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị
1. Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.
2. Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
3. Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.
4. Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.
5. Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.

Như vậy, mục đích và nguyên tắc phân loại đô thị nhằm:

- Xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị;

- Tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường;

- Phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa;

- Làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị;

- Thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.

- Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.

- Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính.

- Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.

- Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm.

- Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.

Danh sách đô thị loại 4 hiện tại của nước ta? Tiêu chuẩn đô thị loại 4 là gì?

Danh sách đô thị loại 4 hiện tại của nước ta? Tiêu chuẩn đô thị loại 4 là gì? (Hình từ Internet)

Đô thị loại 4 đạt những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 quy định tiêu chí của đô thị loại 4 như sau:

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;

+ Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.

- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.

- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13.

Danh sách đô thị loại 4 hiện tại của nước ta?

Đến ngày 08/10/2020, cả nước có 86 đô thị loại 4, bao gồm 32 thị xã, 2 huyện (với 4 thị trấn và 19 xã) và 54 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại 4).

Các thị xã là đô thị loại 4

STT

Thị xã là đô thị loại 4

1

Mường Lay (Điện Biên)

2

Quảng Trị (Quảng Trị)

3

Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)

4

Nghĩa Lộ (Yên Bái)

5

An Khê (Gia Lai)

6

Thái Hoà (Nghệ An)

7

Buôn Hồ (Đắk Lắk)

8

Hoàng Mai (Nghệ An)

9

Ayun Pa (Gia Lai)

10

Phước Long (Bình Phước)

11

Buôn Hồ (Đắk Lắk)

12

Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

13

Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)

14

Ninh Hòa (Khánh Hòa)

15

Vĩnh Châu (Sóc Trăng)

16

An Nhơn (Bình Định)

17

Kiến Tường (Long An)

18

Ba Đồn (Quảng Bình)

19

Điện Bàn (Quảng Nam)

20

Giá Rai (Bạc Liêu)

21

Duyên Hải (Trà Vinh)

22

Mỹ Hào (Hưng Yên)

23

Kinh Môn (Hải Dương)

24

Sa Pa (Lào Cai)

25

Duy Tiên (Hà Nam)

26

Đức Phổ (Quảng Ngãi)

27

Hòa Thành (Tây Ninh)

28

Đông Hòa (Phú Yên)

29

Nghi Sơn (Thanh Hóa)

30

Trảng Bàng (Tây Ninh)

31

Hoài Nhơn (Bình Định)

32

Ngã Năm (Sóc Trăng)

Các huyện là đô thị loại 4

- Huyện Tịnh Biên, An Giang

Thị trấn Tịnh Biên mở rộng, bao gồm 3 thị trấn: Tịnh Biên, Chi Lăng, Nhà Bàng và 11 xã thuộc huyện Tịnh Biên.

- Huyện Chơn Thành, Bình Phước

Khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành, bao gồm thị trấn Chơn Thành và 8 xã thuộc huyện Chơn Thành.

Các đô thị loại 4 là thị trấn hoặc thị trấn và khu vực dự kiến thành lập đô thị (thị trấn mở rộng):

STT

Các huyện là đô thị loại 4

1

Tại tỉnh An Giang: Núi Sập (huyện Thoại Sơn), Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Chợ Mới (huyện Chợ Mới)

2

Tại tỉnh Bắc Giang: Thắng (huyện Hiệp Hoà), Chũ (huyện Lục Ngạn)

3

Tại tỉnh Bắc Ninh: Phố Mới (huyện Quế Võ)

4

Tại tỉnh Bến Tre: Ba Tri (huyện Ba Tri), Bình Đại (huyện Bình Đại)

5

Tại tỉnh Bình Định: Phú Phong (huyện Tây Sơn)

6

Tại tỉnh Bình Thuận: Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong)

7

Tại tỉnh Cà Mau: Năm Căn (huyện Năm Căn), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)

8

Tại tỉnh Đắk Lắk: Ea Kar (huyện Ea Kar), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Phước An (huyện Krông Pắk), Ea Drăng (huyện Ea H’leo)

9

Tại tỉnh Đắk Nông: Đắk Mil (huyện Đắk Mil), Ea T’ling (huyện Cư Jút), Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp)

10

Tại tỉnh Đồng Nai: Long Thành (huyện Long Thành), Trảng Bom (huyện Trảng Bom)

11

Tại tỉnh Đồng Tháp: Mỹ An (huyện Tháp Mười), Lấp Vò (huyện Lấp Vò), Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh)

12

Tại tỉnh Gia Lai: Chư Sê (huyện Chư Sê)

13

Tại tỉnh Hà Giang: Việt Quang (huyện Bắc Quang)

14

Tại tỉnh Hoà Bình: Lương Sơn (huyện Lương Sơn)

15

Tại tỉnh Hưng Yên: Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)

16

Tại tỉnh Khánh Hòa: Diên Khánh (huyện Diên Khánh), Vạn Giã (huyện Vạn Ninh)

17

Tại tỉnh Kiên Giang: Kiên Lương (huyện Kiên Lương)

18

Tại tỉnh Kon Tum: Plei Kần (huyện Ngọc Hồi)

19

Tại tỉnh Lạng Sơn: Đồng Đăng (huyện Cao Lộc)

20

Tại tỉnh Lâm Đồng: Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng)

21

Tại tỉnh Long An: Bến Lức (huyện Bến Lức), Hậu Nghĩa, Đức Hòa (huyện Đức Hòa), Cần Đước (huyện Cần Đước), Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc)

22

Tại tỉnh Nam Định: Thịnh Long (huyện Hải Hậu)

23

Tại tỉnh Quảng Bình: Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), Kiến Giang (huyện Lệ Thuỷ)

24

Tại tỉnh Quảng Ninh: Cái Rồng (huyện Vân Đồn), Tiên Yên (huyện Tiên Yên)

25

Tại tỉnh Sơn La: Hát Lót (huyện Mai Sơn), Mộc Châu (huyện Mộc Châu)

26

Tại tỉnh Thanh Hóa: Lam Sơn – Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc)

27

Tại tỉnh Thái Bình: Diêm Điền (huyện Thái Thụy)

28

Tại tỉnh Thái Nguyên: Hùng Sơn (huyện Đại Từ)

29

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế: Thuận An (huyện Phú Vang).

30

Tại tỉnh Trà Vinh: Tiểu Cần (huyện Tiểu Cần).

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào