Tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Giám định viên có được tiết lộ thông tin giám định?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Như vậy, việc tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tư pháp.
Tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
c) Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định;
h) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp;
i) Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;
k) Đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định;
l) Kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.
Như vậy, hành vi tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền được quy định ở trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật là bao lâu?
Căn cứ quy đinh khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, người nào có hành vi tiết lộ nội dung kết luận giám định tư pháp trái pháp luật có thời hạn xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?