Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay là mẫu nào? Cau hỏi từ chị Trinh (TP. Hồ Chí Minh)

Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay?

Quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục phải được ghi nhận bằng văn bản.

Căn cứ Mẫu số 08 Phụ lục 2 Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định pháp y ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục như sau: Tải về

Nhân lực thực hiện giám định pháp y gồm những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định nhân lực thực hiện giám định pháp y:

Nhân lực thực hiện giám định pháp y
1. Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:
a) Giám định viên pháp y;
b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.
2. Số lượng người thực hiện giám định:
a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;
b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;
c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.
3. Trong trường hợp thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp có nhiều đối tượng cần giám định pháp y, thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y căn cứ vào nhân lực của đơn vị để phân công và phối hợp với các đơn vị thực hiện giám định khác, bảo đảm về tiến độ, nhân lực, thời hạn giám định.

Như vậy, nhân lực thực hiện giám định pháp y gồm các đối tượng sau:

- Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:

+ Giám định viên pháp y;

+ Người giúp việc cho giám định viên pháp y.

- Số lượng người thực hiện giám định như sau:

+ Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;

+ Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;

+ Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.

Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay?

Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội hiếp dâm:

Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm thì bị phạt tù từ 02 năm đến chung thân tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì bị xử phạt tù từ 07 năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

Giám định tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ bồi dưỡng dành cho người thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định xâm hại tình dục theo quy định hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định viên kỹ thuật hình sự có những chức danh nào? Giám định viên kỹ thuật hình sự phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Giám định tư pháp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền giám định tư pháp kỹ thuật hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định tư pháp
Phan Vũ Hiền Mai
645 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào