Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất 2023?
- Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất 2023?
- Chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên tuyến trên được quy định như thế nào?
- Việc chuyển tuyến khám chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên phải đáp ứng các điều kiện gì?
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất 2023?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ chuyển tuyến khám chữa bệnh là như thế nào?
Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.
Tải về mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất:
Chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc làm thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cần phải chuẩn bị một số giấy tờ để xuất trình khi bệnh viện có yêu cầu, bao gồm:
- Hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mẫu tại mục 1.
Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế lên tuyến trên được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể, bao gồm:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
Bước 1: Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến.
Bước 3: Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển.
Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
Bước 4: Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.
Bước 5: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
Bước 6: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Việc chuyển tuyến khám chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.
-Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?