Bất động sản phải là tài sản phải đăng ký chủ sở hữu tài sản không?
Bất động sản phải là tài sản phải đăng ký chủ sở hữu tài sản không?
Đầu tiên, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản cụ thể như sau:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bất động sản và động sản như sau:
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Bởi vì đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng được xem là bất động sản.
Nên căn cứ tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên bất động sản phải đăng ký chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
Bất động sản phải là tài sản phải đăng ký chủ sở hữu tài sản không? (Hình từ Internet)
Những động sản nào phải đăng ký chủ sở hữu tài sản?
Như đã trích tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 thì động sản nằm ở khoản 2 đã quy định về động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Có một số động sản đặc biệt được quy định riêng và phải đăng ký theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đăng ký tàu biển được quy định tại Nghị định 171/2016/NĐ-CP.
- Đăng ký phương tiện nội thủy địa theo quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014.
- Đăng ký tàu cá quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT.
- Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA
- Đăng ký quyền sở hữu tàu bay theo quy định tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP.
- Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
- Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009.
- Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Lưu ý: Việc đăng ký tài sản phải được công khai.
Không đăng ký chủ sở hữu tài sản đất đai đối với bất động sản là đất đai bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc không đăng ký đất đai cụ thể như sau:
Không đăng ký đất đai
1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Như vậy, đối với việc không đăng ký chủ sở hữu tài sản đất đai đối với bất động sản là đất đai bị phạt trong một số trường hợp sau đây:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 mà không thực hiện đăng ký biến động.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 mà không thực hiện đăng ký biến động.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm tại nông thôn, mức phạt đối với hành vi vi phạm tại đô thị bằng 02 lần mức phạt đối với hành vi vi phạm tại nông thôn. (Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?