Đối tượng dễ bị tổn thương có được thông báo về sự cố trong phòng thủ dân sự không?
Đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng thủ dân sự được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có định nghĩa về đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ sự cố, thảm họa so với những nhóm người khác trong cộng đồng.
Đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng thủ dân sự bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến phòng thủ dân sự như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến phòng thủ dân sự
1...
4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 60/2020/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau:
“4. Đối tượng dễ bị tổn thương là người, nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo, người mất năng lực hành vi dân sự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.”;
Như vậy, có thể hiểu đối tượng dễ bị tổn thường là người hoặc nhóm người gặp nhiều tác động bất lợi từ thiên tai so với những nhóm người khác.
Đối tượng dễ bị tổn thương có được thông báo về sự cố trong phòng thủ dân sự không? (Hình từ Internet)
Đối tượng dễ bị tổn thương có được thông báo về sự cố trong phòng thủ dân sự không?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thông tin về sự cố, thảm họa cụ thể như sau:
Thông tin về sự cố, thảm họa
1. Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
2. Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
3. Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Như vậy, đối tượng dễ bị tổn thương là một trong những đối tượng được ưu tiên thông báo, truyền tải khi có xảy ra sự cố trong phòng thủ dân sự.
Đối tượng dễ bị tổn thương có được ưu tiên phân bổ nguồn lực cứu trợ trong phòng thủ dân sự không?
Theo quy định tại 30 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ như sau:
Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
1. Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ để khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa được quy định như sau:
a) Tuân theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra;
c) Bảo đảm công bằng, công khai, kịp thời, đúng đối tượng;
đ) Phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi có đối tượng được cứu trợ, hỗ trợ;
đ) Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra; ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Như vậy, đối tượng dễ bị tổn thương là một trong những đôi tượng được ưu tiên phân bổ nguồn lực cứu trợ trong phòng thủ dân sự khi đáp ứng được điều kiện nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp mới nhất 2024?
- Trong 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (từ 18/12 đến 30/12/1972, Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi nào?
- Mức chi đào tạo đối với cán bộ công chức trong nước được quy định như thế nào?