Lực lượng phòng thủ dân sự có bao nhiêu loại?
Lực lượng phòng thủ dân sự có bao nhiêu loại?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về lực lượng phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:
a) Dân quân tự vệ, dân phòng;
b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điểu này.
Như vậy, lực lượng phòng thủ dân sự gồm có lực lượng nồng cốt và lực lượng rộng rãi.
- Đối với lực lượng nồng cốt sẽ do Dân quân tự vệ, dân phòng, Công an nhân dân,...đảm nhận.
- Đối với lực lượng rộng rãi là do toàn dân tự nguyện tham gia.
Lực lượng phòng thủ dân sự có bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với phòng thủ dân sự như thế nào?
Theo Điều 36 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với phòng thủ dân sự bao gồm:
Quyền của cá nhân:
- Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cổ, thảm họa theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền công lao động khi tham gia hoạt động phòng thủ dân sự theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
- Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cô, thảm họa.
- Trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Khi tham gia hoạt động ứng phó, khác phục hậu quả sự có, thảm họa nếu bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; nếu bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023.
Nghĩa vụ của cá nhân:
- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự của địa phương.
- Tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tham gia hoạt động phòng thủ dân sự khi được huy động.
- Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa.
- Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi sự cố, thảm họa xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống sự cố, thảm họa.
- Giúp đỡ người bị thiệt hại do sự cố, thảm họa tại địa phương; thực hiện vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc.
- Chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra, vào khu vực nguy hiểm.
- Chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, tài sản để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của người có thẩm quyền.
- Thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về diễn biến, thiệt hại do sự có, thảm họa gây ra khi có điều kiện thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 37 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong phòng thủ dân sự được quy định, bao gồm:
Tổ chức có các quyền sau đây:
- Tiếp cận thông tin về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Tham gia hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương.
- Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật.
- Được hoàn trả trang thiết bị, tài sản đã huy động ngay sau khi kết thúc việc ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm hoạ.
- Trường hợp trang thiết bị, tài sản đã huy động bị thiệt hại hoặc tiêu hao thì được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Tham gia, phối hợp thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng thủ dân sự.
Tổ chức có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuyên truyền, vận động người lao động, thành viên trong cơ quan, tổ chức mình, người dân chấp hành quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự.
- Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý để đảm bảo an toàn trước sự cố, thảm họa.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
- Chấp hành quyết định huy động nhân lực, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động phỏng thủ dân sự.
- Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý.
- Chủ động khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố, thảm họa trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?