Khi nào biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1?
Khi nào biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 cụ thể như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận thấy mức độ nghiêm trọng có khả năng xảy ra sự cố, thảm họa thì:
- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Bảo đảm phương tiện, đồ dùng và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm.
- Phòng, chống cháy, nổ.
- Bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
Khi nào biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1? (Hình từ Internet)
Khi nào biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 cụ thể, bao gồm:
- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm.
- Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
- Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cổ, thảm họa trên địa bàn.
- Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dùng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
- Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 2 khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự bao quát cả phòng thủ cấp độ 1 và tăng thêm một số biện pháp đối với phòng thủ dân sự cấp độ 2.
Khi nào biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3?
Tại Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 do Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự cụ thể, bao gồm:
- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm.
- Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
- Cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cổ, thảm họa trên địa bàn.
- Chuyển đổi hình thức hoặc tạm dùng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu.
- Hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người.
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa.
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
- Cách ly tập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn.
- Tạm dừng hoạt động của trường học.
- Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người.
- Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ.
- Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyên.
Như vậy, có thể nhận định rằng, cứ mỗi cấp độ phòng thủ dân sự sẽ tương ứng với mức độ nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa. cấp độ càng càng thì chứng tỏ mức độ nguy hiểm càng lớn.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?