Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố quy định như thế nào?
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa cụ thể như sau:
Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:
1. Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;
2. Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
3. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
4. Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
5. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm hoạ
Như vậy, biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố do Ủy ban nhân dân các cấp áp dụng, bao gồm:
- Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn. bảo đảm phương tiện, đồ dùng và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán.
- Đặt biển báo hiệu hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời hỗ trợ.
- Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố hoặc giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
- Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố.
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra sự cố, bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố.
- Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu.
- Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân.
- Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố.
- Chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố.
- Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố có bao nhiêu cấp độ phòng thủ dân sự?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về cấp độ phòng thủ dân sự như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
- Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ượng, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Như vậy, trường hợp khi có nguy cơ xảy ra sự cố sẽ có 03 cấp bậc phòng thủ dân sự, cụ thể:
- Đối với phòng thủ dân sự cấp độ 1: Khi sự cố vượt quá tầm kiểm soát trong phạm vi địa bàn cấp huyện.
- Đối với phòng thủ dân sự cấp độ 2: Khi sự cố vượt quá tầm kiểm soát trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh.
Đối với phòng thủ dân sự cấp độ 3: Khi sự cố vượt quá tầm kiểm soát trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?