Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng như thế nào?
Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
1. Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.
2. Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động phòng thủ dân sự;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
3. Nội dung Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự bao gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
4. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự.
Như vậy, chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ là 10 năm cho tầm nhìn 20 năm. Trong trường hợp xảy ra sự cố, chiến tranh thì có thể điều chỉnh thành 5 năm.
Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung của kế hoạch phòng thủ dân sự được xây dựng ra sao?
Theo Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về nội dung của kế hoạch phòng thủ dân sự được xây dựng, bao gồm:
- Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
- Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng.
+ Dự báo các tỉnh huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra.
+ Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự.
+ Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương.
+ Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự.
+ Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Có bao nhiêu loại công trình phòng thủ dân sự?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về công trình phòng thủ dân sự cụ thể như sau:
Công trình phòng thủ dân sự
1. Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
2. Công trình phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng;
b) Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
3. Việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình, hạ tầng kỹ thuật có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, công trình phòng thủ dân sự sẽ được chia thành 02 loại, bao gồm:
- Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.
- Công trình khác có chức năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
Việc ban hành và điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được xây dựng như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2015 đã quy định về việc ban hành và điều chỉnh kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được xây dựng bao gồm:
- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tụng Chính phủ ban hành.
- Khi có yêu cầu dột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ hắn sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?