Chuyển sang hưởng BHYT cựu chiến binh cần giấy tờ gì?
Cựu chiến binh nào được ngân sách nhà nước đóng BHYT?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, cựu chiến binh thuộc được ngân sách nhà nước đóng BHYT bao gồm:
(1) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP.
(2) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP bao gồm:
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau 30/4/1975.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và không được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Chuyển sang hưởng BHYT cựu chiến binh cần giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Mức hưởng BHYT đối với cựu chiến binh là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
......
Theo đó, cựu chiến binh tham gia BHYT và được Nhà nước đóng BHYT khi đi khám chữa bệnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật thì được hưởng 100% BHYT chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Chuyển sang hưởng chế độ BHYT dành cho cựu chiến binh cần chuẩn bị giấy tờ nào?
Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục 03 được ban hành kèm theo Quyết định 948/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về các loại giấy tờ làm căn cứ để cấp lại, ghi, điều chỉnh thẻ BHYT.
Theo đó, việc người tham gia BHYT chuyển sang hưởng chế độ BHYT dành cho cựu chiến binh cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
(1) Cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975:
- Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành.
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 38/2010/QĐ-TTg.
(2) Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc:
- Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Trường hợp Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành không ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì:
- Bổ sung bản xác nhận về địa bàn phục vụ trong quân đội của cấp trung đoàn -
- Hoặc tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ theo mẫu số 04B-HBQP (thay thế cho mẫu số 04B-HBKV) - Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP.
Tải mẫu số 04B-HBQP - Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực tại đây.
- Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg đối với các trường hợp là cựu chiến binh quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành:
- Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc chuyên ngành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?