Hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường có cần phải bồi thường thiệt hại không?

Cho tôi hỏi, hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường có cần phải bồi thường thiệt hại không? Câu hỏi từ chị Loan (Ninh Bình)

Hộ gia đình có được chăn nuôi trong khu dân cư không?

Căn cứ Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi gồm:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

Như vậy, hộ gia đình không được phép chăn nuôi trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư.

Mức xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường?

Mức xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường?(Hình từ Internet)

Mức xử phạt hành chính đối với hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường?

Căn cứ khoản 2 điểm b khoản 3 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm về điều kiện chăn nuôi nông hộ:

Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Tại khoản 3 điểm c khoản 4 Điều 25 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định vi phạm về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ:

Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
c) Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Quy định tại Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP mức xử phạt vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ:

Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, mức xử phạt đối với hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi của trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc di dời vật nuôi, trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

+ Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

+ Báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường có cần phải bồi thường thiệt hại không?

Căn cứ khoản 1 Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định xử lý vi phạm:

Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xúc vật gây ra:

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Như vậy, hộ gia đình chăn nuôi gia súc trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định.

Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.

Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;

Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hộ gia đình
Phan Vũ Hiền Mai
10,858 lượt xem
Hộ gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hộ gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp nước sạch hộ gia đình mới nhất 2024? Lãi suất chậm trả khi chậm trả tiền nước là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha để mua cây giống trong đầu tư trồng rừng sản xuất từ 15/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã hộ gia đình tại nhà đơn giản, nhanh chóng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, cơ quan nào quyết định giá nước sinh hoạt hàng tháng của hộ gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo năm 2024 bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất có bị khống chế hạn mức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất thì có được cưỡng chế không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hộ gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào