Hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha để mua cây giống trong đầu tư trồng rừng sản xuất từ 15/7/2024?
- Hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha để mua cây giống trong đầu tư trồng rừng sản xuất từ 15/7/2024?
- Hộ gia đình dân tộc thiểu số cần điều kiện gì để được hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ?
- Đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng?
- Mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng là bao nhiêu?
Hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha để mua cây giống trong đầu tư trồng rừng sản xuất từ 15/7/2024?
Tại Điều 14 Nghị định 58/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2024) quy định về hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ như sau:
Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Đối tượng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất.
2. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
c) Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
...
Như vậy, từ 15/07/2024, chủ rừng là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
Ngoài ra, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trong trường hợp này còn được hỗ trợ các chi phí khác như sau:
- Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
- Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt.
Hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha để mua cây giống trong đầu tư trồng rừng sản xuất từ 15/7/2024? (Hình từ Internet)
Hộ gia đình dân tộc thiểu số cần điều kiện gì để được hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì điều kiện để hộ gia đình dân tộc thiểu số đầu tư trồng rừng sản xuất được hỗ trợ như sau:
- Có đất trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; không hỗ trợ đầu tư cho các diện tích đã được nhà nước đầu tư hoặc đã dùng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; không hỗ trợ lặp lại trong một chương trình, dự án;
- Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì các đối tượng sau sẽ được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng:
- Ban quản lý rừng đặc dụng;
- Ban quản lý rừng phòng hộ;
- Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019;
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
- Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.
Mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì mức kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng như sau:
- Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
- Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019; hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
- Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, xã vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 12 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;
- Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?