Làm giấy khai sinh cho con muộn có bị phạt không?
Ai là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con?
Theo quy định Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo đó, về nguyên tắc, cha hoặc mẹ là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.
Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ không thể làm giấy khai sinh cho con thì ông bà, người thân thích khác hoặc tổ chức, cá nhân có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho trẻ.
Ngoài ra, Công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, đôn đốc việc đăng làm khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Mặt khác việc làm giấy khai sinh có thể lưu động trong trường hợp cần thiết.
Làm giấy khai sinh cho con muộn có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
Tại quy định Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh cụ thể như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo quy định Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Thông qua các quy định trên, người dân có thể làm giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú của cha mẹ làm giấy khai sinh cho con, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Cha mẹ hoặc người thân có thể làm giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Trường hợp người làm giấy khai sinh không có nơi thường trú và tạm trú thì có thể làm giấy khai sinh tại nơi đang thực tế sinh sống.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Cha mẹ hoặc người thân có thể làm giấy khai sinh cho con khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
- Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Làm giấy khai sinh cho con muộn có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, các hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh không bao gồm về việc làm giấy khai sinh muộn.
Chính vì thế, việc làm giấy khai sinh cho con muộn cho con sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, cha mẹ và người thân nên làm giấy khai sinh cho trẻ sớm nhất có thể để không làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?