Thời điểm xuất hóa đơn điện tử hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
Hóa đơn bán hàng được sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại hóa đơn như sau:
Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
.....
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
......
Theo đó, hóa đơn bán hàng được các tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động như sau:
- Khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đối với các hoạt động.
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
+ Hoạt động vận tải quốc tế.
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa trong khu phi thuế quan.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau.
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn cụ thể như sau:
Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
.....
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
......
b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
.......
Thông qua quy định trên thời điểm xuất hóa đơn điện tử hàng hóa xuất khẩu được xác định như sau:
(1) Ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan.
(2) Xuất khẩu hàng hóa:
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử là thời điểm khi người khai hải quan hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu.
Trong trường hợp này, cơ sở kinh doanh hàng hóa xuất khẩu nếu kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì phải sử dụng hóa đơn GTGT điện tử.
Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ là khi nào?
Theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn dịch vụ như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
.....
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
......
Như vậy, thời điểm xuất hơn dịch vụ được xác định như sau:
- Đối với cung cấp dịch vụ:
+ Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
+ Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền trong trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ.
- Đối với bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm mỗi lần bàn giao khối lượng, giá trị dịch vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?